
Tập ngồi thiền tại nhà cho người mới cũng như người tìm phương pháp thiền đơn giản, phù hợp
Thiền giúp ta ngủ ngon ăn ngon, tâm tánh bình hòa giảm nóng giận, tâm an trí sáng trong đời sống quá nhiều thứ lo toan, và hàng vạn điều lành khác thiền mang lại, thiền đã có vài ngàn năm trước, thời gian sau này khoa học đã thừa nhận sự tuyệt vời của thiền, hãy ngồi xuống hành thiền, tự bạn có câu trả lời thiền để làm gì Bạn hãy nhìn những bậc tu hành, thiền định và trí huệ giúp những vị ấy như có nguồn năng lượng vô tận, gương mặt thanh thoát từ bi, giả dụ thầy Thích Nhất Hạnh, thầy Tịnh Không, thầy Thích Pháp Hòa, Thầy Minh Niệm, gương mặt vị nào cũng tràn đầy năng lượng và từ bi Bạn hãy đến những lớp thiền, tại không gian này đã tích tụ bao năng lượng lành, những thiền giả thiền sinh nơi này, ít nhiều tích lũy công phu thiền định, không bàn về xấu đẹp theo chuẩn thế gian, trên gương mặt của những người hành thiền, có một sự hiền hòa, đó chính là tâm thiện tướng chuyển Thiền định là tiếng Ấn Độ, người Trung Quốc gọi thiền là “Tĩnh lự hay trầm lắng”, Thiền Tông là một tông phái coi trọng sự “Đốn ngộ”, tức giác ngộ tức thời. Về phương pháp thiền, phổ biến là thiền quán, thiền chỉ, thiền vô niệm hay thiền buông thư giúp ngủ ngon. Vậy thiền định là gì! thiền có công án gì! Chữ “Thiền” là trầm lắng, chữ “Định” là an tĩnh, không tán loạn. Hợp hai chữ Thiền và Ðịnh lại, ta có một định nghĩa chung: đặt tâm trí của mình vào một đối tượng và trụ lại, giúp tâm lực mạnh mẽ, thấu đáo chân lý cuộc đời, từ đó giúp tâm buông bỏ những gánh nặng và ngộ được sự vô thường trong cuộc sống. Tập ngồi thiền có nhiều phương pháp, hãy chọn phương pháp nào phù hợp cho bản thân, sau đó thường xuyên ngồi thiền là hành thiền.
Lợi ích của Thiền cho giai đoạn đầu
• Giảm nóng nảy • Ngủ ngon • Giảm phiền não • Tâm bình khí hòa • Trị tâm lao xao
Lợi ích của Thiền về lâu dài
• Chữa lành thân tâm • Lìa vọng niệm • Hạ chấp ngã • Thấy đời là chân như
:: Sự kiên trì nhờ vào lòng tin, còn trí tuệ là nhờ chánh niệm.
:: Hướng dẫn đơn giản về thiền
– Không gian: ánh sáng nhẹ, không mùi. – Tư thế: ngồi xếp bằng thoải mái (hoặc trên ghế). – Nhắm mắt: tâm trí theo dõi hơi thở tự nhiên. – Mỗi ngày 10p – 30p, có thể chia ra nhiều buổi. • Nếu – Tâm trí quá nhiều suy nghĩ (tạp niệm) – Hãy quán tưởng đang ở một khung cảnh nào đó hoặc đếm
A) hít vào đếm 1, thở ra đếm 2 (cứ như vậy suốt buổi thiền) B) Hoặc trụ vào câu niệm Phật: hít vào “A Di”, thở ra “Đà Phật”
• Xả Thiền – Cuối buổi thiền trước khi mở mắt, hãy Hít thật sâu và thở hết hơi vài lần … … từ từ lấy hai bàn tay xoa nhẹ lên mắt, được gọi là “massa mắt”… xoa nhẹ tiếp 2 bàn tay lên má… rồi từ từ mở mắt. Tê chân: những ai dễ bi tê chân, nên mátxa chân: đùi, chân, bàn chân bằng cách xoa bóp, đấm nhẹ, xoay cổ chân
Tập ngồi thiền tại nhà không khó cho tất cả mọi người
:: Hướng dẫn Hành thiền (chi tiết)
– Không gian: có không khí trong lành, càng yên tĩnh càng tốt. Hoặc bất kỳ nơi nào. – Tư thế: Bạn có thể ngồi xếp bằng, lưng hơi giữ thẳng (không quá cố thẳng sẽ mau mỏi). Hoặc bất kỳ tư thế ngồi nào bản thân cảm thấy thoải mái. Có thể kê đệm vào mông cao 1 tí, hôm nào mệt có thể ngồi tựa lưng vào tường (không tựa đầu). – Buổi nào rảnh, mỗi lần 10-20 phút, quen dần nên lâu hơn. 10p Thiền sâu vẫn tốt hơn cả giờ đầy tạp niệm.
Phương pháp Thiền
Phương pháp 1. Nhắm mắt, hít thở tự nhiên, tâm theo dõi nhịp thở. Tuỳ vào cơ thể mỗi ngày, có hôm hít thở nhẹ có hôm hít thở sâu cảm thấy thoải mái, tất cả hãy tự nhiên. Phương pháp 1 chưa tập được có thể thử phương pháp 2. Phương pháp 2. Phương pháp đếm Phương pháp đếm là một phương tiện để đối trị phóng tâm. Phương pháp đếm được sử dụng cho hành giả nào có quá nhiều phóng tâm (nhiều suy nghĩ trong đầu), còn đối với những hành giả có ít phóng tâm và đã từng có những kinh nghiệm thiền tập trước đây thì họ không cần thực tập phương pháp đếm này. Trong chú giải có giải thích về cách sử dụng phương pháp đếm này ra sao. Khi đếm xin quý vị không đếm dưới năm và không đếm quá 10. Lý do chúng ta không đếm dưới 5 là vì khi đếm số ít quá, tâm của quý vị có cảm giác giam hãm và tù túng. Theo phương pháp 2 này, khi thở vào từ lúc bắt đầu thở vào đến lúc hơi thở kết thúc, quý vị có thể hít vào đếm 1, thở ra đếm 2, rồi cứ như thếhoặc hít vào “A Di”, thở ra “Đà Phật”
Vì sao nên tập thiền
Ngày qua ngày, chúng ta đã tích tụ những tiêu cực trong tâm trí, những khó khăn, giận hờn, những thất bại trong công việc hay thất bại trong tình cảm, những năng lượng tiêu cực này chúng đầy ấm tâm trí, khiến con người u mê. Vì sao phải ngồi thiền mỗi ngày! Phật là vị toàn giác, ngài là đấng giác ngộ, con người phàm phu chúng ta không có được sự toàn giác ấy, và phải đối mặt với những trở ngại trong đời thường mỗi ngày, vì vậy, mỗi ngày ngồi thiền là cách sạc pin và thanh lọc cặn bã cho tâm trí của mình. Hành thiền là tu tâm, không phải thu thân. Người mê thì không tỉnh, người tỉnh thì không mê, hành thiền mỗi ngày, tâm không còn tích tụ sự tiêu cực, tâm tự khắc sẽ khởi thiện. Những vị hành thiền lâu năm, thần sắc trên gương mặt tươi tốt, tâm lìa vọng tưởng, trong không vọng, ngoài không chấp tướng Các bạn nên biết, không nhất thiết phải ngồi xếp bằng mới gọi là thiền, tư thế ngồi nhắm mắt theo dõi hơi thở, chỉ là một phương pháp thiền trong nhiều phương pháp. Những vị gia chủ trí thức chia sẻ, mỗi tối về sau một ngày làm việc mệt mỏi, tìm một nơi yên tĩnh ngồi thư giãn, suy nghĩ lại những việc trải qua trong ngày, ngồi thư giản cảm nhận một ngày trôi qua, khi ấy, tinh thần và cơ thể thật dễ chịu Vâng, đó chính là thiền Sống với hiện tại, cảm nhận cơ thể và tâm trí chính mình, tâm không vọng tưởng, không nghĩ ngợi lung tung là sống trong thiền. Bạn muốn giảm phiền não, muốn thần khí tươi tốt, muốn có vận khí tốt, hãy tự mình tập ngồi thiền, sớm thì vài tháng, chậm thì vài năm, quả báu của việc hành thiền là tâm an trí sáng Vì vậy, bất cứ ai có thể tự tập ngồi thiền tại nhà, tự mình giúp tâm thanh tịnh
Nghe – đọc – gặp
Nghe kinh, đọc sách, gặp bậc thiện tri thức, rồi ngày ngày hành thiền, tự dưng tâm an trí sáng, nhận thức sự việc chân như, giả dụ ngộ ra “tất thảy điều gì có hình tướng đều là giả tạm”, lúc ấy sẽ không chấp tướng vào danh lợi, không tham luyến tình cảm, tìm ra chơn tâm của mình Ngược lại, mãi mê đắm vào pháp thế gian, tự biện luận rằng mình phải đầu tất mặt tối lo cho gia đạo, mình phải đóng vai người phiền não trong chính cuộc đời của mình Thiền đơn giản là phương pháp trị cái tâm vọng tưởng, cái tâm nghĩ tưởng rằng mình phải thế này, phải thế kia, đến khi vô thường gõ cửa thì không kịp chuyển tâm Dù thiền đơn giản, thiền theo dõi hơi thở, thiền quán thì chỉ, thiền tứ niệm sứ, bất luận phương pháp hành thiền nào, đều có thể cho bạn sự thanh tịnh, khi tu tập đến một giai đoạn nhất định, tự dưng sẽ có công phu, ví như mỗi ngày tập thể thao Hãy tưởng tượng tâm trí ta như tách trà này, để vài giờ phần cặn sẽ lắng xuống, bên trên sẽ trong hơn, toàn ly trà trong veo không lay đọng, đó ví như tâm trí ta trong lúc hành thiền, những vọng niệm lắng xuống, sự sáng suốt hiện lên, thấy rõ cuộc đời là ảo vọng, tất thảy là những vở kịch, tâm tánh trở nên hiền hòa bớt nóng nãy Đời người là sân khấu kịch, có vai nào là thật, giả dụ bạn xem tivi, người ta là diễn viên, bạn vẫn khóc vẫn cười, trên mạng xã hội đầy chuyện thị phi, bạn vẫn tức giận vẫn vui cười, thật tình, tâm trí quá dễ dàng bị dẫn lên sàn diễn Khi xem tivi, mỗi một cảnh có 24 khung hình, thế tại sao mắt ta chỉ thấy mỗi một hình! cái thấy bằng mắt nghe bằng tai rất hạn hữu, chẳng có gì là thật cả, chúng ta mãi bị 6 thức mắt tai mũi lưỡi thân và ý lừa dối Nếu không tìm phương pháp giúp tâm an tĩnh, chẳng thể nào dùng thức thức 7, cái duy thức này nó tư duy, điều phục, sàn lọc những tập khí
Vấn đáp tập ngồi thiền
Thiền là một quá trình không phải kết quả sau vài buổi, thiền là thần dược trị cái tâm vọng niệm, suy nghĩ lung tung. Thiền có nhiều phương pháp, phương pháp Khải Toàn chia sẻ dành cho người mới tập, dẫn họ có những bước đầu trên con đường an định, về sau, những vị ấy có thể tìm hiểu và dụng những phương pháp chuyên sâu hơn, từ thiền chỉ, thiền quán, sơ thiền đến tứ thiền… tùy vào căn cơ mỗi người Những câu hỏi được trích từ bình luận trên video tập ngồi thiền trong kênh Khải Toàn
1) Thầy ơi mình hít vào bằng mũi.rồi thở ra bằng mũi.hay bằng miệng. xin thầy trả lời cảm ơn
Đáp: Mục đích tọa thiền giúp tâm ta an trụ, tâm trụ một nơi không việc gì không thành, hít thở bằng mũi hay miệng không quan trọng, bình thường chư vị thở như thế nào, cứ thở như thế ấy Giả dụ chư vị muốn thở bằng miệng, sau những buổi thiền cảm thấy tinh thần êm dịu, hãy tiếp tục thở bằng miệng Tuy nhiên, thở bằng miệng cổ họng dễ bị khô và tâm khó an trụ, hãy trụ tâm vào đầu mũi, hoặc trụ tâm vào nhịp đến 1 2, đừng để tâm đến việc thở mủi hay thở miệng
2) Con ngồi được một lúc thì tê hết chân đứng dậy đi không nổi thầy có cách nào giúp con với
Đáp: Đa phần người mới tập thiền đều bị tê chân, đau lưng, ê mông, cảm giác toàn thân ngứa ngái khó chịu… đây là phản ứng từ cơ thể lẫn tâm lý. Để giảm thiểu những việc trên, chư vị nên có một sự chuẩn bị trước khi ngồi thiền ăn mặc thoải mái, trong không gian càng yên tĩnh càng tốt, nơi ngồi thiền không được yên tĩnh, hãy đeo tai nghe mở nhạc thiền ánh sáng nhẹ và không nên có mùi khó chịu, dùng 2 tay matxa xoa bóp 2 chân, giúp khí huyết phần cơ chân lưu thông, giảm cảm giác bị tê chân khi ngồi lâu, vì tư thế ngồi thiền, khí huyết phần trên điều hòa tuần hoàn, phần 2 chân giảm sự tuần hoàn Những vị có vấn đề về chân và lưng, ngoài việc matxa 2 chân trước khi ngồi thiền, nên tìm một gối đệm ở mông, giúp lưng thẳng vừa phải Cuối cùng cho câu hỏi này, các vị cần thời gian, rồi sẽ quen và giảm dần việc tê chân
3) cháu tập thiền ngoài, nhưng trẻ con có tập được không ạ😌
Đáp: Trẻ em tập thiền ít có tác dụng như người lớn, trẻ từ 4, 5 tuổi trở lên, có thể hướng dẫn cho trẻ cùng tập ngồi thiền, mỗi lần tầm 2 – 3 phút ngồi nhắm mắt hít thở Tuy nhiên cha mẹ cần dụ trẻ trong việc này, không dễ dàng để những đứa trẻ năng động chịu ngồi yên một chổ, giả dụ bảo với con, con hãy cùng ba cùng mẹ ngồi thiền, sau một thời gian, trí nhớ con tốt con sẽ học giỏi hơn, con ăn ngon ngủ ngon hơn Có những giá trị quý báu trong việc khuyến khích trẻ ngồi thiền cùng ba mẹ, vì khi ấy, hình ảnh thân thương thanh bình của ba mẹ ngồi xếp bằng hành thiền, hình ảnh yên bình này tràn ngập tình yêu thương, xua tan mọi sự giận hờn trước kia, hình ảnh đẹp này mãy lắng đọng trong tàng thức đứa trẻ Việc khuyến khích trẻ ngồi thiền, mục đích là kết duyên thiền với trẻ, sau này chúng lớn lên, nếu gặp khó khăn trong cuộc sống, có thêm phương tiện thiền giúp tâm cân bằng Chư vị khuyến khích trẻ ngồi thiền, chính chư vị là người được lợi ích đầu tiên! vì sao! tự chư vị có câu trả lời nếu tập được tầm 3 tháng
4) Em ngồi thuyền , bây giờ mắt thứ 3 của em có hiện tượng lạ ,khi nhắm mắt lại thì em thấy được cơ thể của mình có một viên gì đó như viên đạn chạy lên chạy xuống , nhắm mắt lâu thì nguyên người thấy mài đỏ có một cái vòng tròn ,sao đó thì trên mắt thứ 3 sáng rực lên như bị nắng chiếu vào mông anh chị giúp em ạ
Đáp: :: Có một môn thiền tập mở luân xa, luân xa tạm hiểu là 7 điểm năng lượng chính trên cơ thể chúng ta Luân xa (Chakra) trong tiếng Phạn có nghĩa là bánh xe hoặc cái đĩa, Luân xa Số 6 là Ajna hay còn biết đến là con mắt thứ ba. Con mắt thứ 3 này có người tập để mở, có người tự mở sẵn, và khả năng của mỗi người cũng không như nhau Giả dụ, có người mở được điểm năng lượng số 6 này, họ có thể nhận biết sự việc ở một tương lai gần, hay còn gọi là linh cảm. Nhưng đa phần là thấy được những điều không lành, như xui xẻo hay tai nạn từ bản thân hoặc những người xung quanh, chính vì thế xưa giờ có nhiều người bị mắng “miệng ăn mắm ăn muối”, ám chỉ những người nói việc xui xẻo sau đó xảy ra Người đã mở hoặc có sẵn khả năng con mắt thứ 3, lại không biết cách tiết chế, cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn Trước kia trên chuyến xe đi thiện nguyện, lần đầu quen một vị sinh năm 80, anh ấy biết được cách vài km có tai nạn xe cộ, biết được trong cơ thể một người khác đang đau ốm gì, anh ấy than rằng, riết rồi em không muốn gặp không muốn nói chuyện với ai, nhìn đâu cũng thấy có họa Bản thân Khải Toàn không thiền theo phương pháp luân xa này, nên không thể nói tốt hay xấu Có thể vị này mở con con mắt thứ 3, cơ thể có sự xáo trộn. Hãy tập niệm Phật, đừng quan tâm đến những gì lạ xảy ra trong cơ thể, sau một thời gian nói sẽ hết Tất cả từ tâm tưởng sinh, ta nghĩ tưởng gì sẽ gặp việc ấy, ta không quan tâm gì, dù có trước mặt ta cũng không hay biết
5) thưa thầy con ngồi thiền 1 lúc lâu thấy cơ thể như phát sáng chân tay không có cảm giác là cơ thể của mình nữa đây là hiện tượng gì ạ
5b) Cho em hoi a ngoi thuyen nhu co nguon dien tu tren dau xuong nhu zay co sao hok a em cam on
Đáp: 2 câu hỏi này có điểm tương đồng với câu hỏi số 4, tuy nhiên vị đặt câu hỏi số 4 xác định về “con mắt thứ 3”, 2 vị ở câu hỏi số 5 này ở trạng thái có biểu hiện lạ của cơ thể Bản thân cơ thể chúng ta vốn là trường năng lượng, tùy người tùy thời điểm lúc mạnh lúc yếu, có người cảm nhận được có người lại không, giả dụ vào sáng sớm, các vị hãy thử uống 1 ly nước âm dương, ly nước âm dương này vô cùng tốt cho cơ thể sau một giấc ngủ dài, nước âm dương là nước nguội pha với nước nóng, cho ra một ly nước ấm vừa phải, vào buổi sáng khi bạn uống ly nước này, cảm nhận rất rõ dòng nước chảy từ tỳ vị xuống tới bụng Bản thân chúng ta cũng như vạn vật, dù hữu hình hay vô hình, tất thảy đều là năng lượng Cảm giác như có dòng điện chạy khắp người, hay cơ thể phát sáng, là cảm nhận được nguồn năng lượng của bản thân, tuy nhiên, các bạn không nên tập trung vào điều này, đừng để tâm đến nó, trừ khi các bạn tập khí công hay tập quán tưởng luồng khí Mặt khác, khi cơ thể có hiện tượng lạ, rất thường xuyên có hiện tượng lạ kèm cảm giác bất an, hãy xem lại tâm thân thời gian gần đây, xem lại nơi ngồi thiền Vì nơi của bạn chẳng may có linh giới, tâm thân của bạn lại nhược, dễ bị quấy nhiễu
6) Lúc ngồi thiền đầu óc mình nghĩ gì như thế nào cảm ơn thầy
Đáp: Dạ, mục đích của thiền ban đầu là lấy tâm trụ vào 1 nơi chốn, không phải nghĩ cái gì, nghĩ thế nào giả dụ mới tập thiền hành thiền, tâm trụ vào hơi thở, trụ vào nhịp đếm 1 – 2, trụ vào câu A Di Đà Phật, hít vào A Di, thở ra Đà Phật Tâm ta trụ vào 1 đối tượng, tâm sẽ không rong chơi, không suy nghĩ tung lung, không vọng tưởng Dù tâm có trụ vào nhịp đếm hay câu niệm Phật, vẫn có lúc tâm thoát ra điểm trụ ấy và suy nghĩ lung tung giả dụ đang ngồi thiền có tiếng động, ta liền suy xét xem đó là ai, hay tự dưng ta ngứa chổ này, mỏi chổ kia tuy nhiên những lúc như thế, hãy tiếp tục trở về với điểm trụ ban đầu Sau một thời gian tập thiền đơn giản, theo phương pháp hít vào đếm 1, thở ra đếm 2, hoặc câu niệm Phật, sau thời gian ấy, các bạn có thể dụng đến phương pháp thiền quán, quán tưởng quán xét những việc ta đã trải qua, dần dần chỉnh sửa tâm tánh tóm lại, hồi đáp cho câu hỏi số 6, “Lúc ngồi thiền đầu óc mình nghĩ gì như thế nào”, dạ, tìm một đối tượng đơn giản đặt tâm vào, để không nghĩ ngợi lung tung
7) Cảm ơn thầy! Tôi già, mệt mỏi nên thân, tâm nhược nghe hd của thầy thấy rất hữu ích sẽ tập thiền từ này!
Đáp: Câu này chính xác là câu chia sẻ, không phải câu hỏi Dạ thưa bác, bác có tâm ý tập thiền thật là tốt lành, tuy nhiên các bác lớn tuổi, đi đứng ngồi khó khăn, việc ngồi thiền 20 đến 30 quả không đơn giản vì vậy cac1c bác không nhất thiết phải tọa thiền, có thể đi thiền, nằm thiền, và quan trọng nên niệm ông Phật của chính mình, ngày đêm nhớ nghĩ ông Phật chính mình Tuổi già, dù có lo hay không lo, con cháu công danh vẫn tiếp diễn, đến khi lâm chung, con cái không thể giúp ta, tài sản danh lợi càng không thể giúp ta, chỉ có Phật A Di Đà tiếp dẫn ta về phương Tây cực lạc, nơi hội tụ thượng thiện nhân Để đến được con đường ấy, để được tiếp dẫn, ngày ngày các bác phải dụng công, phải nhớ nghĩ ông Phật của mình Ngày ngày nhớ nghĩ tiền bạc, nhớ nghĩ phiền não danh lợi, khi lâm chung không kịp quay đầu, vì tàng thức chứa quá ít niệm giác, toàn là niệm mê Khải Toàn có một video chuẩn bị sanh tử trong kênh, video này cúng dường những bác lớn tuổi, tự mình tìm đường về phương Tây cực lạc Vì vậy, các bác lớn tuổi, nếu mỗi ngày tọa thiền được vài mươi phút thì tốt, nhưng ngày ngày phải niệm, phải nhớ nghĩ ông Phật của chính mình
8) NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT cảm ơn thầy đã chia sẻ tập ngồi thuyền thầy cho con hỏi con ngồi thuyền nhằm mắc tâm niệm phật được không thưa thầy con nhờ thầy giằng cho con hiểu
Đáp: dạ, câu hỏi này tương tự câu hỏi số 6, nhưng vị này xác định rõ đối tượng là câu niệm Phật Khi ta tĩnh tọa thiền định, tâm nghĩ tưởng câu niệm Phật, miệng lâm râm niệm Phật, ngay thời khắc này, 3 nghiệp Thân miệng ý của chúng ta đang tạo nghiệp lành, thời khắc này đang tu 3 nghiệp thông qua câu niệm Phật Cứ như thế, rồi đến một ngày công phu sẽ đắc lực Tuy nhiên, phương pháp hành thiền niệm Phật có công phu quả thật không đơn giản, những bậc thiện tri thức, những bậc giác ngộ có thể dụng công phu này, chúng ta thì khó lòng thành tựu vì chúng ta chưa giác, rời khỏi tọa cụ rời khỏi câu niệm Phật, tham sân si, danh lợi tình cảm lôi ta về hướng đời, không còn ở câu niệm Phật Ngồi thiền niệm Phật có thể dụng trong thời gian đầu tập thiền, sau đó chư vị nên thiền quán, quán xét đời sống hàng ngày, công phu đầu tiên có được sau một thời gian quán xét chính là không còn chấp ngã, hạ đi cái tôi điều phục chấp ngã, trở lại hành thiền niệm Phật, công phu sẽ đắc lực
9) Thua thay hoi nay con ngoi thien mot hoi va khi con mo mat ma con thay hoi choang la sao thay con that bai roi sao thay
Đáp: dạ, trước tiên anh chị xem lại thể trạng cơ thể và tâm lý, giả dụ thời gian gần đây về chế độ ăn uống, nghĩ ngơi, kèm theo là có lo lắng về việc gì, khi thiền chưa quen cơ thể ở một thể trạng tĩnh, khí huyết có thể không cân bằng ngoài ra, đa phần bị choáng như trên là do từ trường, từ trường từ môi trường nơi ta thiền, từ không khí, mùi vị, ánh sáng và cả gần những đồ vật có năng lượng mạnh giả dụ không khí quá ngộp hoặc nơi có khí mạnh, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe anh chị có thể đổi nơi, đổi buổi ngồi thiền, tự mình cảm nhận và tìm được phương pháp, nơi chốn phù hợp cuối cùng, thiền là một quá trình, không phải kết quả sau vài buổi, hãy cứ hành thiền, tự dưng sau một thời gian sẽ có công phu, ví như việc ta học bài, bài càng khó nhớ ta phải có mẹo và học thật nhiều không nên nghĩ như thế là thất bại, vì thiền đơn giản là một quá trình, giúp tâm bình khí hòa, giúp tâm an trí sáng
Khải Toàn chia sẻ vài câu hỏi về thiền, trong cuộc sống, khi ta dành trọn vẹn tâm trí vào việc đang làm ở hiện tại, là một trạng thái thiền, ví như đang ăn cơm cảm nhận ăn cơm, chơi thể thao cảm nhận chơi thể thao, tuy nhiên, cảm giác của tọa thiền lại hoàn toàn khác với những việc trên Khi có chút công phu thiền qua nhiều năm hành thiền, chư vị dễ cảm thọ vị thiền trong đời sống hành ngày qua những việc làm. Khi ngồi tĩnh tọa hành thiền có một công năng không thể nghĩ bàn, tuy nhiên đừng bị cái cảm giác ấy lừa dối Hòa Thượng Tuyên Hóa có dạy “Tọa thiền đừng tham đắc vị thiền“, hàm ý câu này, đừng hạnh phúc, đừng sung sướng, đừng thỏa mãn với cảm giác tự tại thiền mang lại, sẽ không thể tiến tu
Hành thiền mang lại nhiều ánh sáng Thanh thãn mà niềm tin lại gia tăng